Trên khắp nước Mỹ, vận động viên esports là một nghề nghiệp đang nổi lên nhanh chóng ở các trường đại học và các tổ chức kinh tế lớn. Việc thi đấu và tập luyện liên tục nhiều giờ khiến cho các tuyển thủ dễ bị mắc các chấn thương liên quan đến xương khớp hoặc bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần.

Chính vì vậy, các đội tuyển Esport cần phát triển đội ngũ y tế và thể thao để giảm thiểu rủi ro chấn thương cho các vận động viên.

RNG Uzi cũng từng bị chán thương khá năng và phải nghỉ đấu vào tháng 7/2018.

Vượt xa các game thủ bình thường, các vận động viên esport luyện tập 3 đến 10 tiếng mỗi ngày, hoàn thiện các chiến lược và phản xạ của họ trong tựa game được lựa chọn. Trong khi những người chơi mới làm quen trung bình thực hiện khoảng 50 động tác mỗi phút, thì các vận động viên chuyên nghiệp thực hiện 500-600 động tác mỗi phút – tương đương khoảng 10 động tác mỗi giây.

Hallie Zwibel, giám đốc y học thể thao tại Đại học Công nghệ xương khớp New York, người cũng giám sát Trung tâm eSports của NYIT cho biết, có 56% vận động viên esports bị đau mỏi mắt, 42% bị đau cổ và lưng, 36% đau cổ tay và 32% đau tay. Tuy nhiên, chỉ có 2% trong số những người báo cáo bị bệnh tìm cách điều trị y tế. Ông nói thêm rằng 40% những người được khảo sát không có hoạt động thể chất trong một ngày nhất định.

Sự thật là các vận động viên eSport cũng dễ bị chấn thương không khác gì các cầu thủ bóng đá.

Các tác giả nghiên cứu lưu ý nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm mờ mắt do thời gian tập trung vào màn hình quá mức, đau cổ và lưng do tư thế xấu, hội chứng ống cổ tay do chuyển động lặp đi lặp lại, rối loạn chuyển hóa do ngồi lâu và tiêu thụ nhiều caffeine, đường, trầm cảm và lo lắng do chơi game trên internet.

Tiến sĩ Zwibel nói: “Chúng tôi thực sự vừa mới nhận ra esports đòi hỏi vận động viên phải có thể chất và tinh thần cao như thế nào. Giống như các bộ môn thể thao chuyên nghiệp khác, họ cần huấn luyện viên, nhà trị liệu vật lý và bác sĩ để giúp họ tối ưu hóa hiệu suất và duy trì sức khỏe lâu dài.”

Là bộ môn thể thao còn non trẻ nhưng đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, rõ ràng esport cần phải có những dịch vụ hỗ trợ y tế tối ưu hơn nữa để đảm bảo sức khỏe và khả năng thi đấu lâu dài cho các vận động viên.