Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có chính thức liệt “nghiện game” thành một căn bệnh chính thức.

Để trả lời câu hỏi khái niệm “nghiện game”, WHO đã dịnh nghĩa nó như sau: “Đó là các hành vi của con người khi lệ thuộc vào các trò chơi điện tử, người chơi ngày càng đặt game thành một ưu tiên lớn và chiếm phần lớn thời gian trong ngày, từ đó gây ra những hành động không thể làm chủ bản thân dù biết hậu quả của nó”.

Credit: WHO

Hàn Quốc – đất nước có nền văn hóa Esports lâu đời nhất trên thế giới, đã tạo ra một bài kiểm tra mức “nghiện game” của người chơi. Bài test được tạo ra thậm chí trước khi WhO đưa việc “nghiện game” thành một loại bệnh.

Sau đây là danh sách các câu kiểm tra. Mỗi câu ứng với 1 điểm.

Credit: Asiaexchange
  • Chơi game là thứ đầu tiên mà bạn làm mỗi khi mở máy tính lên.
  • Nếu như không việc gì quá khẩn cấp, bạn sẽ dành thời gian chơi game.
  • Có một vài lúc bạn cảm giác như muốn chơi game dù lúc đấy đang bận.
  • Bạn hay quên việc cần làm sau khi chơi điện tử.
  • Bạn không thể ngừng chơi kể cả những lúc có việc quan trọng.
  • Bạn từng trượt môn vì chơi điện tử.
  • Bạn cảm thấy bạn có thể đạt được những mục tiêu cần thiết nếu bạn không chơi điện tử.
  • Gần như ngày nào bạn cũng chơi game.
  • Bạn có những cuộc cãi vã với gia đình vì lý do điện tử.
  • Bạn cảm thấy mệt mỏi và tức giận nếu không được chơi.
  • Bạn thức đêm để chơi điện tử.
  • Mỗi khi nhân vật trong game chết, bạn cảm thấy như là mình cũng đang chết ngoài đời thật.
  • Bạn hét rất nhiều mỗi khi chơi điện tử.
  • Bạn cảm thấy mình là người có ích trong game hơn là ngoài đời thật.
  • Bạn luôn thất bại khi cố gắng ngừng chơi điện tử.
  • Tôi bỏ qua việc học để phục vụ mục đích chơi game.
  • Bạn thà chơi game còn hơn là dành thời gian cho gia đình và bạn bè.
  • Nếu có ai hỏi bạn có chơi game không, bạn thường bỏ qua câu hỏi đó.
  • Tôi hét hoặc sẽ bực nếu bị làm phiền khi chơi điện tử.
  • Bạn cảm thấy mệt mỏi nếu như gia đình khuyên tôi nên bớt thời gian chơi đi.
  • Chơi game là ưu tiên thay vì việc đi ra ngoài hoặc các sở thích khác.
  • Khi không được chơi điện tử, bạn cảm thấy tuyệt vọng và chán nản. Tuy nhiên, một khi ngồi chơi thì những cảm giác đó biến mất.

0 ~ 5: Bạn hoàn toàn bình thường.

6 ~ 10: Bạn thích chơi game, tuy nhiên thỉnh thoảng cần ra ngoài nhiều hơn.

11 ~ 15: Bạn có thể bị nghiện điện tử. Bạn cần đi tìm chuyên gia tư vấn tâm lý gần nhất.

15 ~ 22: Bạn có nguy cơ rất cao trong việc quá nghiện game. Đã đến lúc để quay lại thực tại.